• Tại sao Hiếu kinh doanh hải sản

    Hải sản là nguồn thực phẩm hấp dẫn và giàu dinh dưỡng luôn được ưa chuộng, dễ mua bán và thu hút được nhiều khách hàng từ nhiều tầng lớp. Có thể nói đây là thị trường kinh doanh đầy cơ hội phát triển nhưng không phải ai cũng thành công, nhất là đối với việc kinh doanh hải sản tươi sống, bạn cần thu thập nhiều thông tin sản phẩm và kinh nghiệm trước khi muốn bước vào lĩnh vực này.

    Một số loại hải sản rất được yêu thích như cua Cà Mau, cua hoàng đế, cá chép giòn, cá lăng, ốc hương, ốc vòi voi, vẹm xanh, tôm càng xanh, tôm sú mẹ, tôm canada...vì độ tươi ngon ngọt từ thịt, cung cấp hàm lượng Protein, Đạm, Vitamin và các khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Vì vậy hải sản tươi sống luôn có giá cao so với những loại thực phẩm khác.

    Điểm thu hút khách hàng đó là nguồn hải sản tươi sống đa dạng, hải sản trong ngày luôn tươi ngon nên nhiều khách hàng tìm mua. Chính vì vậy, việc kinh doanh hải sản mang lại lợi nhuận rất lớn tạo nên sức hút cho những ai đam mê kinh doanh muốn được thử sức trong lĩnh vực này. 

    cua-hoang-de-song

    Am hiểu sâu về hải sản tươi sống

    Vấn đề này yêu cầu bạn phải có kiến thức nền chắc và kinh nghiệm nhiều về các loại hải sản tươi sống hay các loại hải sản khác.

    Đã là hải sản tươi sống nên chọn lựa nguồn xuất xứ tốt và biết cách bảo quản hải sản. Việc tìm hiểu rõ về nguồn hàng rất quan trọng bởi dù là hải sản tươi hay khô đều phải biết cách lựa chọn hải sản ngon, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, chất lượng hải sản tươi sống cho khách hàng. Kế đến là cách bảo quản hải sản không bị hư hỏng hoặc chết ương trong thời gian kinh doanh.

    Vài ví dụ khi bạn lựa chọn mua hàng cần nên lưu ý:

    + Tôm tươi sống: thân săn chắc, vỏ còn cứng, màu trắng tươi, không bị đục, không có mùi tanh, không bị đỏ hay có bất cứ màu sắc khác lạ so với màu thực tế. Càng tôm phải còn nguyên, đầu tôm phải dính chặt vào thân tôm, và còn nguyên vẹn. Tiên quyết là tôm còn sống khỏe và cử động bơi lội được.

    + Cua ghẹ tươi sống: lựa loại chắc thịt, không phải cứ con to là ngon đâu nhé. Nên thử bấm nhẹ vào thân cua ghẹ khi chọn mua vì thịt chắc sẽ không bị lõm xuống. Và cua ghẹ còn sống phải còn động đậy, các chân có thể cử động, nếu càng chân duỗi thẳng đơ là chúng không còn tươi sống nữa.

    + Mực tươi sống: nên chọn mực to nhiều thịt chắc, thân dày và còn nguyên túi mực.

    + Cá tươi sống: phải là cá bơi khỏe, mắt sáng, thân cá không bị tróc vảy hay bị rách vây. Thân cá còn độ đàn hồi khi dùng tay ấn nhẹ, không bị lún xuống.

    + Ngao sò ốc: nên chọn những con còn nguyên vỏ, không có mùi tanh ôi, miệng vỏ còn khép kín, màu sắc không được khác biệt với những con còn lại.

    Làm sao để bảo quản hải sản tươi sống tại cửa hàng? Bạn cần yêu cầu người cung cấp hải sản và người giao hàng phải đảm bảo là hải sản tươi sống, được chứa trong thùng nước biển có sục khí oxy. Còn đối với hàng đông lạnh thì hải sản phải tươi, có kèm theo đá lạnh giữ nhiệt.

    tom-hum-canada-song-shop

    Khi hải sản đã về tới cửa hàng thì nên cho hải sản vào các thùng xốp hoặc thùng chứa được thiết kế chuyên dụng có bình oxy để duy trì sự sống cho hải sản. Đối với hải sản khô 1 nắng hay hải sản đông lạnh còn đảm bảo độ thịt tươi nhưng không còn sống thì bạn có thể đóng vào thùng xốp chứa đá lạnh kín bên ngoài tránh không khí lọt vào. Hoặc tủ cấp đông có ngăn chứa lớn để chứa bảo quản hải sản.

    Kiến thức và kinh nghiệm về hải sản, bạn phải nắm rõ kiến thức cơ bản để tránh bị người bán lừa, tránh tổn thất trong kinh doanh.

    Lựa chọn nguồn cung cấp hải sản

    Nguồn hàng là một trong những vấn đề mấu chốt giúp bạn thành công trong việc kinh doanh hải sản. Mua hàng giá tốt và chất lượng đảm bảo, hoặc khi có điều kiện bạn có thể lấy tại nơi đánh bắt hoặc nuôi trồng. Tránh lấy hải sản qua trung gian vừa không tươi ngon lại giá cả độn lên.

    Vị trí địa lý ảnh hưởng đến chi phí vận chuyển hàng hóa. Nếu ở Hà Nội, bạn hãy tìm ở những vùng lân cận nhập hàng tại các nơi đánh bắt như Cát Bà, Thanh Hóa, Cửa Lò, Quảng Ninh, Đồ Sơn…. Còn tại thành phố Hồ Chí Minh, bạn có thể chọn lấy hải sản ở Vũng Tàu, Phan Thiết, Bình Thuận, Nha Trang…. Bởi hải sản được đánh bắt trong ngày và chi phí vận chuyển không quá cao.

    hai-san-nha-trang

    Với những loại hải sản được nuôi trồng tại bè, ao, đầm bạn có thể tới tận nơi lấy hàng hoặc làm hợp đồng với họ để họ vận chuyển hàng tới trực tiếp cửa hàng cho bạn với chi phí hợp lý. Nên nhớ hãy tìm hiểu qua quy trình nuôi trồng hải sản tại đó có an toàn không, có sạch sẽ hay không.

    Đối với những hải sản nhập khẩu như tom hum alaska, cua hoàng đế Alaska (King Crab), vẹm xanh Newzealand, bào ngư Úc, thịt hàu sữa Hàn Quốc..., bạn cần tìm đến các nhà cung cấp hải sản uy tín lớn, có thương hiệu đảm bảo, đáp ứng đủ các tiêu chuẩn của quốc tế về xuất khẩu thủy hải sản. Và dĩ nhiên là giá bán các loại hải sản nhập khẩu sẽ cao nhưng sẽ làm phong phú đa dạng mặt hàng cho shop của bạn để thu hút sự chú ý của khách hàng.

    Lập kế hoạch kinh doanh hải sản tươi sống

    Trước khi mở cửa hàng hải sản tươi sống, bạn nên tìm hiểu nhu cầu khách hàng cần tìm mua loại hải sản nào. Giá cả và nhu cầu tìm mua hải sản của khách hàng. Bạn cần phải tìm hiểu xem khách hàng nơi bạn sống, nơi bạn chọn có bao nhiều cửa hàng kinh doanh hải sản.

    Lấy ví dụ về nhu cầu mua hải sản của khách như tôm hùm canada có ngon không, giá tôm hùm canada 1kg bao nhiêu, cách bảo quản tôm hùm canada như thế nào, tôm hùm canada làm món gì ngon...

    tom-hum-canada-alaska

    hải sản nhập khẩu tươi sống - tôm hùm canada và tôm hùm alaska.

    Nắm bắt rõ nhu cầu của khách hàng và đưa ra mức giá hợp lý sẽ rất hiệu quả khi kinh doanh hải sản. Khi đó bạn đã xây dựng nền tảng vững chắc để có được những kinh nghiệm quý giá.

    Phân tích khách hàng của bạn thường tìm mua hải sản nào, thích làm món ăn hải sản nào, bạn sẵn sàng tư vấn khách chọn mua đúng loại hải sản. Như vậy sẽ giúp việc kinh doanh hải sản hiệu quả, tránh bị hàng tồn quá lâu, hoặc loại hàng mà khách hàng không ưa thích.

    Nhiệt tình tư vấn, giải đáp mọi thắc mắc khách hàng, điều này sẽ giúp tạo niềm tin nơi khách hàng khi đến mua hàng của bạn, và một khi khách tin tưởng bạn hàng thì chắc chắn khách sẽ quay lại lần sau.

    Nếu không xác định được những vấn đề trên, bạn sẽ gặp những khó khăn như nguy cơ tồn hàng, hay không đáp ứng đúng nhu cầu khách, e ngại về giá và chất lượng hải sản mập mờ, hay việc bảo quản hải sản cũng bị ảnh hưởng.

    Xây dựng mô hình quản lý cửa hàng

    Khi cửa hàng kinh doanh hải sản của bạn đi vào hoạt động, bạn cần phải biết cách quản lý cửa hàng của mình. Trước tiên bạn cần xử lý được những vấn đề sau:

    - Thiết kế kệ trưng bày cửa hàng và các loại hải sản tươi sống đang có thật bắt mắt, sạch sẽ. Nên phân chia rõ các loại hải sản và giá cả rõ ràng để khách hàng có thể chọn lựa.

    - Phải luôn đảm bảo không gian cửa hàng sạch sẽ, tạo thiện cảm yêu thích nơi khách hàng.

    - Giá cả phải được thống nhất rõ ràng, nên có bảng giá chính xác để khách hàng yên tâm mua hàng. Tránh đẩy giá quá cao so với thị trường, dù hàng của bạn có ngon, tươi đến đâu thì cũng sớm ế thôi.

    - Nếu phát hiện có hải sản chết thì cần loại bỏ ngay để tránh khách hàng mua phải. Và nếu hải sản chết khi nhà cung cấp vừa mang tới thì cần báo lại họ để đôi bên cùng giải quyết.

    Tiếp thị quảng bá cửa hàng hải sản tươi sống

    Có rất nhiều kênh tiếp thị quảng cáo hiên nay, nổi bật nhất là các kênh quảng cáo Internet như các trang Mạng Xã Hội, các nhà quảng cáo internet marketing, các kênh Video trực tuyến...hãy tận dụng công nghệ để quảng bá cửa hàng hải sản của mình.

    Bên cạnh đó, kết hợp giữa tiếp thị online và tiếp thị trực tiếp đến khách hàng tạo sự chú ý và tìm đầu ra cho sản phẩm. Theo xu thế thị trường, Hiếu tạo một Fanpage (www.facebook.com/hieuhaisan) để đăng những loại hải sản tươi sống tại cửa hàng, và giới thiệu loại hải sản mới đến cộng đồng Facebook.

    fpage-hieuhaisan

    Lưu ý rằng khi tiếp thị sản phẩm đến khách hàng hãy nói rõ cho khách biết về nguồn xuất xứ hải sản, đa dạng hàng hóa, giá cả từng loại hải sản, hình ảnh thật,…để khách hàng chọn lựa.

    Từ các kinh nghiệm mở cửa hàng hải sản tươi sống vừa được nêu trên, chúng tôi hy vọng sẽ giúp ích cho bạn định hướng được mục tiêu kinh doanh cũng như cách tiếp cận khách hàng, cách bày bán sản phẩm của mình. Hãy cố gắng học hỏi những kinh nghiệm này, nâng cao kiến thức để thu về được lợi nhuận cao nhất.

    TAGS

    TOP